![]() |
Ông Trần Hữu Quyền, CEO VNPT Technology cho biết, với điều kiện ở Việt Nam rất khó có thể đưa công nghệ vào các mô hình nông nghiệp đầu tư quá tốn kém mà phải đơn giản đến toàn dân. |
CEO VNPT Technology khẳng định, nông nghiệp vẫn cần những chuyên gia để đưa ra cách trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Công nghệ đóng vai trò hỗ trợ nông dân và các chuyên gia nông nghiệp để tăng hiệu quả. Như vậy, cần có một hệ thống bao gồm dữ liệu về chăm sóc cây trồng, vật nuôi được các chuyên gia liên tục cập nhật. Sau đó, đưa trí tuệ nhân tạo để học hệ tri thức này, phân tích dữ liệu rồi đưa ra thông tin khuyến cáo cho người làm nông nghiệp. Đây chính là cách mà nhiều hãng công nghệ trên thế giới đang làm để ứng dụng vào những lĩnh vực của đời sống.
Tìm mô hình ứng dụng công nghệ hướng đến toàn dân
Chia sẻ về mục tiêu khi đưa công nghệ vào nông nghiệp, ông Quyền cho biết, VNPT Technology muốn đưa công nghệ vào nông nghiệp không chỉ dừng lại ở các nhà màng, nhà kính vì đầu tư vào đó rất tốn kém nên không thể triển khai rộng. VNPT Technology muốn tìm và đưa ra mô hình công nghệ hướng đến toàn dân.
"Tại Nhật, người ta đưa vòi nước đến từng ruộng lúa và bơm tự động, nhưng thử hỏi bao giờ chúng ta làm được như vậy? Có lẽ còn rất xa. Vì vậy, các công ty công nghệ cùng với các nhà khoa học cần nghiên cứu để đưa ra mô hình phù hợp với tình hình Việt Nam chứ không thể làm theo những mô hình hiện đại ở nước ngoài. Tuy nhiên, muốn làm được phải có sự trợ giúp của chính quyền. Trong những cây nông nghiệp của mình thì thanh long đang mang lại giá trị xuất khẩu cao, vì vậy chúng tôi xác định hợp tác với các hộ trồng thanh long để đưa ra mô hình phù hợp", ông Trần Hữu Quyền nói.
![]() |
VNPT Technology đầu tư các nhà màng không phải để làm nông nghiệp theo hướng này mà đây chỉ là dạng phòng thí nghiệm nhằm tạo môi trường cho nghiên cứu đưa công nghệ vào nông nghiệp. |
Trả lời câu hỏi vì sao VNPT Technology lại xây nhà màng để làm nông nghiệp? Ông Trần Hữu Quyền cho rằng, VNPT Technology đầu tư các nhà màng không phải để làm nông nghiệp theo hướng đó mà đây chỉ là dạng phòng thí nghiệm nhằm tạo môi trường cho nghiên cứu đưa công nghệ vào nông nghiệp. Giải pháp này của VNPT Technology đã được áp dụng thực tế ở nhiều nơi, điển hình như trang trại Delco Bắc Ninh. Đồng thời, VNPT Technology cũng tự xây dựng một khu nhà màng tại khuôn viên Nhà máy điện tử số 2 của công ty ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc, ứng dụng giải pháp nông nghiệp thông minh do công ty phát triển vào nuôi trồng thực tế nhiều loại cây khác nhau.
Khu vực nhà màng của VNPT Technology trồng nhiều loại cây như dưa lưới, rau cải, mùng tơi, xà lách… và dự kiến sẽ thêm một số loại cây mới thời gian tới. Trong quá trình nuôi trồng, VNPT Technology áp dụng đầy đủ ứng dụng của giải pháp nông nghiệp thông minh như hệ thống tưới tiêu, chiếu sáng tự động, đo độ ẩm, độ PH… Toàn bộ quá trình tăng trưởng của cây và hoạt động của hệ thống tự động đều được VNPT Technology theo dõi, giám sát chặt chẽ nhằm cải tiến tối ưu; đồng thời bổ sung thêm những tính năng, hệ thống cần thiết trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi thực tế, tiến tới hoàn thiện giải pháp nông nghiệp thông minh của công ty.
CEO VNPT Technology cho hay, VNPT đang tìm nhiều đối tác làm trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi để cùng nhau xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ, sau đó nhân rộng ra ngoài xã hội.
Thái Khang
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình kỳ vọng Việt Nam sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có, là quốc gia hiện đại nhất về ngành nông nghiệp chứ không phải quốc gia chấp nhận đi sau.
" alt=""/>Đưa công nghệ cao vào nông nghiệp hướng đến toàn dânVới quan điểm đó, liên tục trong 10 tháng cuối năm 2022, Bộ TT&TT đã đôn đốc các địa phương thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả các Tổ công nghệ số cộng đồng, với lực lượng nòng cốt là các đoàn viên Đoàn Thanh niên và hội viên Hội Phụ nữ trên địa bàn.
Đến nay, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng. Trong đó, 46 tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc thành lập 100% Tổ Công nghệ số cộng đồng đến tận cấp xã. Tổng số Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập trên toàn quốc là 68.933 tổ, với số thành viên là 320.839.
Theo Cục Chuyển đổi số quốc gia, trong tháng 9/2022, Bộ TT&TT đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp công nghệ số và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức phổ biến, tập huấn cho 255.545 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tại 59/63 địa phương theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Tài liệu phổ cập kỹ năng số cộng đồng đến các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân được thực hiện trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) của Bộ TT&TT tại Khóa bồi dưỡng “Phổ cập kỹ năng số cộng đồng” để các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân có thể tiếp cận nhanh chóng, thuận tiện.
Các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân dễ dàng truy cập vào khóa bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi, đơn giản bằng cách sử dụng ứng dụng Zalo và quét mã QR Code. Tài liệu thể hiện dưới dạng: Video bài giảng; tài liệu dạng text; tài liệu dạng slide; tài liệu dạng video; tài liệu dạng info.
Trong năm 2023, Bộ TT&TT đã xác định 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm là hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội.
Dưới đây là một số hoạt động đào tạo, tập huấn và trực tiếp hướng dẫn người dân dùng các nền tảng số của các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương:
Rau mùi
Rau mùi (còn được gọi là ngò ta, hương tuy) có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng mụn nhọt. Loại rau này được trồng phổ biến ở miền Bắc và thường có trong mùa đông.
Mùi tàu
Mùi tàu (còn gọi là ngò gai, ngò tàu) được trồng phổ biến ở nước ta, có thể ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa.
Húng chanh
Húng chanh (còn gọi là cây rau tần) có thể dùng ăn sống hoặc sắc uống. Húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phổi có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc; trị các chứng bệnh cảm cúm, viêm họng, chữa ho, sát khuẩn...
Các cơ sở sản xuất thuốc Nam thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho hoặc cảm cúm.
Húng quế
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm. Cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
Húng cây
Húng cây (hay còn gọi là bạc hà) cùng họ với húng quế, là vị thuốc hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, chữa viêm xoang nhẹ…
Cây sả
Người dân thường ăn sống sả hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho, giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
Cây tía tô
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành lá có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.
Lá lốt
Lá lốt (còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu) được trồng nhiều hoặc mọc hoang khắp nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày, chữa nôn mửa do bị lạnh. Ngoài ra, người dân thường dùng lá lốt để chữa bệnh đau xương khớp, bệnh phụ khoa, viêm xoang, chảy nước mũi, giải say nắng...